Có một việc rất thực tế là không ít nhà ở xã hội được xây dựng và hoàn thành đã rơi vào tay một số người không thực sự có nhu cầu như người đầu cơ, kinh doanh nhà ở, người mua nhà cho thuê… Do vậy mà một số vấn đề đã được đặt ra, nếu nhà ở xã hội thực sự dành cho nghèo?
Người lao động có mức thu nhập thấp khó tạo dựng được nhà ở:
Theo khảo sát tại khu vực TP HCM tỷ lệ dân số cơ học vẫn ở một mức cao phần lớn người dân từ các tỉnh địa phương khác đổ về TPHCM không mua được nhà ở, phải ở trọ trong các khu chật hẹp, thiếu nhiều tiện nghi sinh hoạt và điều kiện an toàn vệ sinh. Cộng với việc áp lực giá trị thuê trọ tăng hàng năm phải bươn chải mưu sinh để có một cuộc sống tương lai tốt hơn.
Xem thêm: Bất động sản nghỉ dưỡng nên làm gì để đứng dậy sau mùa dịch
Nhưng trên thực tế thì nhà ở xây dựng mới TP HCM không nhỏ. Mới đây, UBND TPHCM đã có quyết định bổ sung 48 dự án nhà ở vào kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2), sau khi đã có hơn 160 dự án được cấp phép trước đó.
Cụ thể, các dự án được bổ sung vào kế hoạch giai đoạn trên có thời gian hoàn thành dự kiến từ năm 2020 – 2025 và sẽ tăng thêm hàng triệu mét vuông nhà ở. Những số nhà ở này phục vụ cho đối tượng nào thì đó mới là một vấn đề nan giải đánh giá thực chất số diện tích đáp ứng nhu cầu của người nghèo ra sao.
Một nghịch lý đang diễn ra về giá trị nhà ở xã hội cho người nghèo.
Hiện nay, số dự án nhà ở cho người nghèo và các dự án nhà ở xã hội được đầu tư không ít nhưng một phần không nhỏ vào tay các nhà đầu cơ với mục tiêu mua đi để bán lại nhiều lần mới vào tay người thực có nhu cầu khi đó giá trở nên tăng cao. Ngược lại, một số người nghèo khác có nhu cầu ở thực phải bằng nhiều cách để xây dựng tạm bợ hoặc không phù hợp quy hoạch, kể cả xây trái phép.
Như một chia sẻ từ hai vợ chồng có mức thu nhập hàng tháng khoảng 20 triệu đồng/tháng, có thể tích luỹ 100 triệu đồng sau 1 năm. Với số tiền đó trong vòng 10 năm cặp vợ chồng hầu như không thể mua được nhà đất trừ trường hợp làm liều bằng cách mua mảnh đất nhỏ bằng giấy tay bằng cách nào đó xây dựng được một căn nhà cấp 4 trái phép.
Tin tức khác: Chủ cũ vừa đi, chủ mới liền đến thuê mặt bằng ở Chùa Bộc
Không chỉ anh chị vừa chia sẻ mà cả phần đông công nhân và người lao động có mức thu nhập thấp nếu không có sự hỗ trợ của người thân. Trên thực tế, những người có thu nhập thấp hơn mức đó nhất là những người lao động tự do hoặc những người có thu nhập khá nhưng phải nuôi thêm nhiều người phụ thuộc cho nên việc mua nhà ở với họ càng trở nên khó khăn.
Góc nhìn chuyên sâu hơn với nhà ở:
Để có giải pháp phù hợp về nhà ở xã hội các cơ quan chức năng cần có thống kê đầy đủ và chính xác về tình trạng nhà ở tại từng thời điểm nhất định. Đối tượng cần quan tâm trong việc thống kê trên là những người thường trú tại TP HCM, người làm việc TP HCM từ 5 năm trở lên và người có ý định sinh sống, làm việc lâu dài tại thành phố hay đang có công việc ổn định. Từ thống kê đó sẽ mang một góc nhìn cụ thể hơn về nhu cầu nhà ở và dự báo tương đối chính xác trong 5 năm tới.
Cần phải có một sự nhìn nhận mới hơn về nhà ở cho người dân không chỉ sở hữu được một nơi ổn định, đảm bảo cơ bản các điều kiện về an toàn, vệ sinh cùng chất lượng sống. Sẽ là một giá trị rất “ thực” cho bao người hằng mơ ước được một nơi an cư yên bình bên gia đình mình.
Đồng nghĩa nhà ở phải đáp ứng cho người dân bao gồm: nhà ở có thể bán cho người dân để họ sở hữu và sử dụng vào mục đích ở ( nhằm loại trừ số nhà dành mục đích cho thuê ngắn hạn, nhà để kinh doanh), nhà ở để bố trí (nhưng không hoặc chưa đáp ứng nhu cầu sở hữu) cho người dân, nhà ở cho người có nhu cầu thuê ở ổn định (5 năm trở lên chẳng hạn).
Đối với nhóm nhà ở thứ nhất, cần đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội và các dự án nhà giá rẻ khác, nhưng phải bảo đảm bán cho đúng đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp và triệt để chống đầu cơ hay nạn mua đi bán lại. Nhà nước có các biện pháp hỗ trợ về phí giao đất (tiền sử dụng đất), thuế cho các doanh nghiệp, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động về nhà ở phải dành một tỷ lệ đất và căn hộ nhất định nhằm phục vụ cho đối tượng người có thu nhập thấp.
Đối với nhóm nhà ở thứ hai, tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng các khu lưu trú bảo đảm chất lượng cho công nhân, bằng các chính sách về giao đất, thuế, phí… Khuyến khích một số doanh nghiệp đông công nhân nên có một tỷ lệ nhất định làm nhà lưu trú cho công nhân; chẳng hạn, với doanh nghiệp có 5.000 công nhân nên có khu lưu trú cho 10% người; doanh nghiệp có trên 10.000 công nhân nên có khu lưu trú cho 7% người…
Xem thêm: Sự trở lại thị trường BĐS Vân Đồn cuộc chơi đầy mới mẻ
Đối với nhóm nhà ở thứ ba, cần có yêu cầu về một số điều kiện tối thiểu cho chủ nhà (như điều kiện vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, diện tích tối thiểu đầu người, điện, nước sinh hoạt, giá cho thuê…) dành cho những người có nhu cầu thuê ở lâu dài. Những chủ nhà trọ nào đáp ứng và cam kết thực hiện các yêu cầu này có thể được hỗ trợ nhất định về thuế, các thủ tục gắn đồng hồ điện/nước… nhằm tạo điều kiện cho họ phục vụ tốt hơn người thuê.
Các nhóm nhà ở được phân tích trên rõ nét nhưng cũng cần phải có cuộc khảo sát toàn diện, hướng khách quan, khoa học để đánh giá đúng thực trạng và nhu cầu nhà ở. Có như vậy, vấn đề trên mới được nhìn nhận sáng đáng và để có thêm điều kiện cho sự phát triển bền vững của TP HCM. Không chỉ vậy mà vấn đề nhà ở cần phải được quan tâm lẫn chú trọng ưu tiên cho người nghèo và giải pháp căn bằng phù hợp.
Thúy Duyên
Theo SGGP
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!