100%

Chủ cũ vừa đi, chủ mới liền đến thuê mặt bằng ở Chùa Bộc

23 - 03 - 2020

Thúy Duyên

Chủ cũ vừa đi, chủ mới liền đến thuê mặt bằng ở Chùa Bộc

Nhiều mặt bằng trên phố Chùa Bộc đã di chuyển đi do việc kinh doanh bị thua lỗ và một phần tác động từ dịch bệnh, nhưng cũng không ích chủ mới tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại đây.

Theo nhìn nhận tuyến phố Chùa Bộc thuộc quận Đống Đa, Hà Nội lúc 17h đi từ Đại học Thủy Lợi đến phố Phạm Ngọc Thạch không tắc như mọi khi, xe máy không phải đi trên vỉa hè như những ngày trước. Và nhiều cửa hàng mở theo chuỗi đã đóng cửa, treo biển tạm nghỉ hoặc sang nhượng chuyển hàng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, đoạn đường 700m nơi đây cũng nhanh chóng có trên dưới 10 cửa hàng mới chuyển tới, một số đang gấp rút hoàn thiện nội thất, chuẩn bị khai trương.

Tin tức khác: Bất động sản chuyển hướng thận trọng vì dịch bệnh

Chủ thuê muốn giữ, chủ shop vẫn đi:

Hết tháng này là đáo hạn hợp đồng thuê nhà tại một cơ sở Chùa Bộc những công ty chị ánh quyết định không thuê thêm và sẽ chuyển hết hàng về kho gần Thiên đường Bảo Sơn. Do tình hình dịch bệnh bùng phát khiến việc kinh doanh của chị trở nên khó khăn và khá ế ẩm.

tuyen pho o chua boc

Tuyến phố ở Chùa Bộc 

Theo chị Ánh chia sẻ cũng đã phải treo biển sang nhượng phía ngoài, bên cạnh quảng cáo cho thuê của chủ nhà với mong muốn “vớt vát” 40 triệu đồng tiền nội thất cố định. Căn nhà mà công ty chị Ánh thuê để bán giày gồm 4 tầng, mặt tiền 2,8 m, dài 12m, giá thuê 45 triệu đồng/tháng.

Trên thực tế, nhiều người đã gọi điện, thậm chí đến cửa hàng xem, nhưng chốt thì chưa. Có khách nói thời điểm này, 45 triệu đồng/tháng dễ dàng tìm được nhà “tốt hơn” trên cùng tuyến phố, có người thì chối vì cho rằng không dùng hết diện tích 4 mặt sàn…

“Cửa hàng chúng tôi thuê ở đây đã được 2 năm rồi, rất muốn tiếp tục nhưng không thể. Sắp tới, có thể công ty sẽ tìm một địa chỉ khác có mặt tiền rộng hơn”, chị Ánh nói.

Cũng theo nữ quản lý này, chủ nhà rất muốn giữ khách thuê ở lại vì trước giờ không xảy ra mâu thuẫn gì, đặc biệt trong chuyện tiền nong; thậm chí còn hứa sang tháng 4 sẽ điều chỉnh lại giá thuê mặt bằng, nhưng không thuyết phục được phía công ty.

Chủ nhà là cô Huyền thì chia sẻ khá tiếc khi để cửa hàng giày của chị Ánh chuyển đi. Cô sẽ phải tìm khách thuê mới, điều mà theo cô từ trước tới nay “không bao giờ thiếu, chỉ cần khách nhảy ra là có người nhảy vào ngây”.

Tin tức khác: Doanh nghiệp bất động sản: "Đứng im" không phải là… bất động

“Đáng lẽ ra giá thuê giờ phải lên 50 triệu đồng/tháng, nhưng mất 1-2 tháng dịch bệnh vắng khách nên tôi lấy giá cuối cùng là 40 triệu đồng/tháng. Nếu thiện chí thì có thể thương thảo thêm”, cô Huyền nói với một khách đến hỏi thuê nhà.

Chủ cũ đi, chủ mới tìm cơ hội:

Trước tình hình nhiều chủ shop chuyển đi, N và T lại quyết định hùn vốn của mình thuê mặt bằng tại một địa chỉ từng là cơ sở của một thương hiệu thời trang nổi tiếng. Và hiện tại trên phố Chùa Bộc lức này có 3 cửa hàng đang hoàn thiện nội thất, chuẩn bị khai trương.

Shop bán quần áo, phụ kiện của N. và T. nằm phía đối diện Học viện Ngân hàng, cách cổng trường chừng 70 m. Căn nhà cho thuê có 5 tầng, mặt tiền 3.5 m, N. và T. thuê 2 tầng dưới với giá 38 triệu đồng/tháng (bằng giá thuê của người trước).

nhieu cua hang tam ngung hoat dong va mot so tiem bat dau treo bang sang nhuong

Nhiều cửa hàng đã tạm ngưng hoạt động và một số tiệm bắt đầu treo bảng sang nhượng

T. cho rằng đây là thời điểm mạo hiểm, nhưng thích hợp để có thể sở hữu một mặt bằng đẹp mà trước đây “có tiền cũng không thể thuê được”. Cô và bạn đã vạch ra các phương án, chiến lược kinh doanh sắp tới, trong đó có tính đến trường hợp dịch bệnh kéo dài, làm ăn thua lỗ và thậm chí phải đóng cửa.

“Nhiều người thân, bạn bè nói tôi dại thế, kinh doanh gì tầm này. Tôi chờ cơ hội khi dịch bệnh qua đi”, T. nói.

Cũng như chia sẻ của bạn Hiếu là sinh viên một trường đại học tại Hà Nội dạo quanh các tuyến phố một vòng rồi vào từng cửa hàng mới chuyển đến hoặc đang sửa chữa để tư vấn lắp đặt Internet, mạng Wifi. Từ lúc nhà trường thông báo nghỉ học Hiếu đã làm việc này và hiểu rõ tình trạng hiện tại ở tuyến đường Chùa Bộc.

Và theo chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh cho rằng những cửa hàng phải trả mặt bằng giai đoạn này thường có vốn yếu, cầm cự không nổi. Một số đơn vị kinh doanh có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, dài hạn hơn thì tranh thủ tái cơ cấu khi nhìn thấy cơ hội.

Tin tức khác: Căn hộ 25m2 liệu có rẻ?

Với người đi thuê mới, họ dễ dàng thương thảo với chủ nhà về giá thuê. Hơn nữa, chưa bao giờ đi thuê lại có nhiều lựa chọn như bây giờ. Trước đây, nhu cầu đi thuê luôn cao hơn nguồn cung.

“Tùy thuộc vào nguồn lực tài chính và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đi thuê đánh giá đây có phải là cơ hội cho họ hay không. Trong khủng hoảng, rất nhiều doanh nghiệp chọn cách co cụm lại để phòng thủ, tuy nhiên, một số xem đây là cơ hội nghìn năm có một để bung ra”, ông Chánh nhận định.

Thúy Duyên

Theo Zing.vn

* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!

Mua bán nhà đất

Tin liên quan

Hành trình kết nối cùng Tự tả cơ đồ chinh phục thế giới