100%

Dòng tiền nào sẽ thay đổi từng gam màu BĐS?

28 - 02 - 2020

Thúy Duyên

Dòng tiền nào sẽ thay đổi từng gam màu BĐS?

Sau một năm 2019 trầm lắng của bất động sản tiêu điểm nhất là sự đổ vỡ của condotel Đà Nẵng, thị trường đã mất đi một phần cân đối cung cầu, nhiều nơi không có dự án triển khai. Theo các chuyên gia cho rằng vấn đề vẫn còn lo ngại trong năm 2020 thị trường BĐS sẽ khó khăn hơn khi không có dự án, nhiều doanh nghiệp và nhà thầu sẽ phá sản. 

Thiếu dự án, thị trường BĐS sẽ ra sao?

Từ chia sẻ ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam phân tích ở Hà Nội và TP HCM nguồn cung nhà ở đang hạn chế, chủ yếu là phân khúc nào thu hút, được quan tâm sẽ phụ thuộc vào chất lượng, việc thực hiện dự án đó và khu vực đó. 

Xem thêm: “Mùa vàng” của thị trường đất nền 2020

Chính nhận định từ chuyên gia đã cho thấy, phân khúc nhà ở giá rẻ đang thiếu nguồn cung và suy giảm giữa các dòng sản phẩm đang mở rộng còn tùy thuộc vào quy mô triển khai dự án được nhiều khách hàng quan tâm hay không. Một số chủ đầu tư cũng không quá mặn mà với các dự án nhà ở giá rẻ do có nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính, thêm những chi phí thu lợi nhuận đầu tư nhà ở giá rẻ không cao. 

nhung dong tien moi se thuc day thi truong bds on dinh hon

Những dòng tiền mới sẽ thúc đẩy thị trường BĐS ổn định hơn

Đặc biệt ở Hà Nội và TP HCM đang mất dần dòng dự án này chỉ có rất ít dự án được phê duyệt trước đây. Tại Hà Nội chỉ còn một số khu vực như Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm vẫn còn dự án cũ và các dự án mới không có. Đó là một bài toán nan giải làm sao để dân tiếp cận nhà ở cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần đẩy mạnh hơn quỹ nhà giá thấp tại các dự án đô thị. Còn đối với thị trường chung của BĐS thì đất nền vẫn là điểm đến hàng đầu chủ đạo của năm 2020. 

Và rất khó để dự đoán chính xác khi nào thì các chính sách về nguồn cung thị trường sẽ được Nhà nước nới lỏng. Xu hướng năm 2020 trên thị trường bất động sản là vẫn có nhiều chủ đầu tư luôn sẵn sàng ra mắt dự án mới trong khoảng thời gian ngắn ngay sau khi có giấy phép. Vì vậy, thị trường có thể đặt kỳ vọng về sự cải thiện nguồn cung trong vòng 2 năm tới, đặc biệt là phân khúc nhà ở. 

Một số lãnh đạo địa ốc ở Hà Nội không ngần ngại chia sẻ, một dự án ông đang làm đến nay 3 năm vẫn chưa xong thủ tục để ra hàng. Doanh nghiệp địa ốc năm 2020 thực sự khó khăn kéo theo các nhà thầu. Nhà thầu sẽ phải cạnh tranh bằng giá. Như vậy sẽ có nhà thầu phá sản.

Xem thêm: Thị trường BĐS văn phòng đang dần lên ngôi

Tuy thế, các phân khúc loại hình nhà ở giá rẻ nếu có hạ tầng đồng bộ thuận lợi cho việc di chuyển sẽ vẫn hấp dẫn và dẫn dắt thị trường BĐS năm 2020. 

Dòng tiền nào sẽ đổ vào thị trường BĐS?

Sau khi siết chặt tín dụng vào BĐS, chính điều đó đã làm nhiều chủ đầu tư có nhiều thách thức và chú trọng thực tế đòi hỏi chủ đầu tư đưa ra tính toán, chiến lược, bền vững để có thể tồn tại phát triển tốt. Ngoài vốn ngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể tính đến nhiều nguồn vốn khác. 

Hiện nay, một số nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc phát triển đơn lẻ, nên tính tới việc hợp tác cả trong nước và ngoài nước. Không chỉ là vấn đề thêm vốn còn có khả năng tạo ra những dòng sản phẩm mới khác biệt đẳng cấp bậc nhất thị trường. Sự liên kết có thể phát huy thế mạnh của nhau, dòng tiền tốt hơn. Ngoài các kênh cổ phiếu và trái phiếu, liên kết thì còn huy động được nguồn vốn từ người dân. Và có thể nói là nguồn vốn tốt nhất mà chủ đầu tư cần đẩy mạnh khai thác thay vì trông chờ nguồn vốn từ ngân hàng. 

Xem thêm: Điểm sáng từ việc phát triển BĐS trực tuyến

Nhận định xu hướng dòng vốn năm 2020 vào thị trường bất động sản thời gian qua có thận trọng nhưng mang một hướng rất tích cực. Có nhiều nguồn vốn đổ vào bất động sản, trong đó đáng chú ý nhất là nguồn vốn tín dụng đến tháng 10/2019, cho vay xây dựng vào khoảng gần 800.000 tỷ đồng, tăng 8,5%. Tổng dư nợ tín dụng BĐS vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ của nền kinh tế (không kể cho vay xây dựng). Thứ hai là huy động nguồn vốn tư nhân, đến hết tháng 11/2019, có khoảng 15.800 doanh nghiệp xây dựng (tăng 1,7%) và 7.300 doanh nghiệp kinh doanh BĐS mới thành lập (tăng 13,8% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký). Thứ ba là vốn FDI đăng ký mới đạt 2,86 tỷ USD (chiếm 8,5%) và góp vốn, mua cổ phần là 1,9 tỷ USD (chiếm 17%).

Còn trái phiếu doanh nghiệp, tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 11 tháng 237.000 tỷ đồng, tăng 6% cùng kỳ 2018 trong đó doanh nghiệp BĐS là 71 tỷ đồng. Đầy là một con số ấn tượng trong năm 2019 vừa qua và là một dòng vốn hứa hẹn làm thay đổi từng gam màu thị trường BĐS. Đồng nghĩa trái phiếu sẽ là một kênh huy động vốn tiềm năng cho thị trường BĐS trong tương lai. 

Thúy Duyên

* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!

Mua bán nhà đất

Tin liên quan

Hành trình kết nối cùng Tự tả cơ đồ chinh phục thế giới