Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng được dự báo là điểm sáng của bất động sản năm 2019 với nhiều tiềm năng để có thể thay thế các loại hình khác. Nhưng cũng như các kênh đầu tư khác, BĐS nghỉ dưỡng bên cạnh những dư địa lớn vẫn tồn tại những rủi ro nhất định mà các nhà đầu tư cần phải cân nhắc trước khi “xuống tiền” mạo hiểm.
Những rủi ro tiềm ẩn của bất động sản nghỉ dưỡng:
Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn:
1. Về nguồn cơ sở dữ liệu, thông tin:
Từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án đến giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa được đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy và thiếu tính minh bạch.
Xem thêm: Có nên đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng?
Thiếu tính minh bạch về nguồn cơ sở dữ liệu, thông tin của BĐS nghỉ dưỡng
2. Về mặt pháp lý:
Vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng chuyên biệt trong kinh doanh mô hình bất động sản nghỉ dưỡng. Các thuật ngữ về bất động sản nghỉ dưỡng hay condotel vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng vì hiện vẫn chưa có cơ sở nào cấp giấy chứng nhận sở hữu đối với các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, nếu có, cũng tùy vào từng dự án.
3. Về vấn đề bảo trì:
Bảo trì condotel như thế nào, chia sẻ lợi nhuận ra sao vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp lý nhà nước.
4. Về giá trị của dự án:
Khách hàng khó có thể xác định được giá trị thật của dự án bất động sản nghỉ dưỡng vì khách hàng chỉ có thể mua sản phẩm qua các hình ảnh quảng cáo mà chưa nhìn nhận hết về các loại hình đầu tư, dòng sản phẩm mà mình mua. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư còn cố gắng chạy đua theo cam kết lợi nhuận nhưng lại khá mơ hồ về đầu ra của sản phẩm.
Khách hàng khó có thể xác định được giá trị thật của dự án bất động sản nghỉ dưỡng
5. Về mức cam kết lợi nhuận:
Dù mức lợi nhuận cam kết của đa số chủ đầu tư là từ 8 -10%/năm, nhưng giả thiết đặt ra nếu chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ cam kết này thì hướng giải quyết ra sao vẫn chưa có biện pháp thực hiện cụ thể. Đây là chỉ là mức cam kết “ảo” trên giấy, để biết hiệu quả thực tế thì vẫn phải nhìn vào việc khai thác, vận hành dự án mới tránh được rủi ro.
6. Vấn đề khác:
Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng còn phải phụ thuộc phần lớn vào du lịch. Thị trường nghỉ dưỡng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều vào lượt khách du lịch mỗi năm. Thu nhập của người dân đa số còn thấp để có thể sở hữu được bất động sản nghỉ dưỡng. Từ đó, lượng khách mua tham gia thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng bị hạn chế.
Một số lưu ý khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tránh rủi ro:
Để tránh những rủi ro tiềm ẩn xảy ra trong quá trình đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, các khách hàng nên lưu ý thêm vài điều như sau:
1. Năng lực của chủ đầu tư:
Năng lực là yếu tố khách hàng phải luôn đặt lên hàng đầu, vì điều đó mới có thể đảm bảo những cam kết với khách hàng về mức chia lợi nhuận, tiện độ xây dựng, pháp lý dự án, khả năng khai thác và kinh doanh… Những cam kết, uy tín đó sẽ được thể hiện qua: Tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, phát triển dự án, giá trị thương hiệu…. chứ không là những “lời hứa” như các chủ đầu tư kém năng lực, làm ăn chụp giật.. Điều này cũng giúp khách hàng phần nào yên tâm để dự án bất động sản nghỉ dưỡng được phát triển một cách đảm bảo và an toàn.
Xem thêm: “Bất động sản nghỉ dưỡng” – Khái niệm và các loại hình đầu tư hiệu quả tại Việt Nam.
2. Lợi nhuận đầu tư/năm, sau thời gian cam kết lãi suất:
Mức lợi nhuận phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
+ Vị trí dự án: mức độ ảnh hưởng của dự án đến lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, giá phòng, khoảng thời gian lưu trú, vị trí gần biển hay không?....
+ Thiết kế tiện ích: gồm bể bơi, nhà hàng, café bar, sân golf… hay công năng trong phòng có thỏa mãn du khách hay không?....
Bất động sản nghỉ dưỡng có bể bơi tiện ích
+ Thương hiệu quản lý và khai thác tốt: sẽ đảm bảo được công suất phòng cũng như quyết định được giá/đêm theo tiêu nào?...
3. Tính thanh khoản:
Nếu muốn đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, khách cần phải hiểu và xác định đây là loại hình đầu tư lâu dài lấy dòng tiền đều đặn và tự động hàng năm. Cần lên kế hoạch tài chính phù hợp để đảm bảo khả năng mua hay tài trợ bất động sản nghỉ dưỡng và đưa ra bài toán tài chính cẩn trọng thông qua sự tư vấn của chuyên gia pháp lý.
Với những người mua bất động sản nghỉ dưỡng để kinh doanh thì cần sử dụng phương pháp tính giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra từ kinh doanh sản phẩm bất động sản này.
Nói chung, khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng cần phải tìm hiểu và kiên trì đầu tư, không nên đầu tư ngắn hạn, lướt sóng vì điều đó không mang đến lợi nhuận lâu dài cũng như tránh những rủi ro không đáng có.
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!