Thị xã Dĩ An (Bình Dương) có kết nối giao thương tốt, hạ tầng tiện ích xã hội phát triển và nhu cầu mua sắm - giải trí cao.
Là trung tâm kết nối giao thương giữa Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM, Dĩ An có khả năng kết nối nhanh vào trung tâm TP HCM. Tỉnh Bình Dương cũng vừa thông qua nghị quyết thành lập thành phố Dĩ An cùng loạt dự án hạ tầng góp phần thay đổi diện mạo địa phương và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản và các hoạt động về giao thương kinh tế.
Tin tức khác: TP.HCM: Lập danh mục các dự án triển khai đề án đô thị thông minh
Đến nay, Dĩ An là một trong những khu vực phát triển về hạ tầng tiện ích xã hội và là trung tâm giao dịch thương mại của tỉnh. Thị xã tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Tân Bình, cụm công nghiệp may mặc Bình An và gần VSIP 1. Các khu công nghiệp này quy tụ lượng lớn dân cư, chuyên gia, kỹ sư, người lao động về sinh sống và làm việc, tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở và các hoạt động mua sắm, ăn uống, giải trí... Bên cạnh đó, Dĩ An còn thu hút cộng đồng khởi nghiệp phát sinh nhu cầu thuê văn phòng đại diện, công ty. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ nhu cầu thương mại cũng như cho thuê kinh doanh tại địa phương.
Trung tâm thị xã Dĩ An với dân cư đông đúc và hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện.
Theo đại diện Danh Việt Group, mô hình nhà phố thương mại (shophouse) - sản phẩm gắn liền với đất, đáp ứng nhu cầu vừa ở vừa kinh doanh và có thể gia tăng giá trị theo thời gian, có nhiều cơ hội phát triển tại Dĩ An.
"Shophouse thường phát triển ở những khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, các khu dân cư đông đúc với nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ cao. Đây là một trong những lợi thế giúp loại hình bất động sản này luôn có lượng khách hàng ổn định, sinh lời cao", đại diện doanh nghiệp nhận định.
Tin tức khác: Bất động sản tỉnh lẻ: Nhiều chủ đầu tư tính chuyện “ăn non”
Một yếu tố tác động đến lượng tiêu thụ của shophouse là thói quen mua sắm của người Việt. Dù thương mại điện tử có những bước phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, đại diện Danh Việt Group cho rằng thói quen dạo phố mua sắm, trải nghiệm thực tế sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm cao cấp tại Việt Nam sẽ còn phổ biến trong thời gian dài. Nhu cầu này góp phần hình thành những chuỗi shophouse liền kề theo phong tục "buôn có bạn, bán có phường" đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng đồng thời thể hiện đặc trưng văn hoá bản địa.
Phối cảnh một dự án shophouse tại Dĩ An, Bình Dương.
Trong đó, vị đại diện này cho rằng các shophouse gắn liền với khu đô thị hoàn chỉnh sẽ có tiềm năng khai thác, nhất là những đô thị có vị trí trung tâm và kinh tế phát triển cùng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Bằng chứng thực tế là mô hình shophouse tại các khu đô thị lớn của TP HCM như Sala Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng, CityLand Gò Vấp, Vạn Phúc Residence... thường có tốc độ tăng giá và tỷ lệ hấp thụ tốt.
Cũng theo đơn vị này, thị trường Dĩ An sở hữu các yếu tố quyết định thành công của việc đầu tư shophouse như vị trí kết nối thuận tiện, sức cầu thị trường lớn. Tuy nhiên, nguồn cung nhà phố thương mại tại đây không nhiều, nếu có cũng mới trong giai đoạn triển khai, chưa đi vào hoạt động.
"Với những lợi thế hiện hữu, Dĩ An thuận tiện phát triển mô hình shophouse để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, mang tới cơ hội kinh doanh tốt, gia tăng giá trị trong tương lai", đại diện Danh Việt Group nhấn mạnh.
(Nguồn Lộc An/vnexpress)
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!