100%

Những nút thắt tiêu cực trên thị trường BĐS năm 2020

06 - 05 - 2020

Thúy Duyên

Những nút thắt tiêu cực trên thị trường BĐS năm 2020

Vừa qua các chuyên gia đã đưa nhận định về những nút thắt tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản năm 2020. Hiện tại đang cản trở nhiều hướng đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản và kèm theo những khó khăn hiện thời sẽ là cơ hội sàn lọc, tạo ra nguồn cung có chất lượng cho thị trường. 

Siết chặt tín dụng bất động sản:

Theo đánh giá của chuyên gia yếu tố đầu tiên mang tới những nút thắt cho thị trường bất động sản năm 2020 là việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22 với nội dung tiếp tục sẽ siết tín dụng cho vay BĐS, chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ giảm dần tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn. 

Tin tức khác: Đầu tư đất nền dưới một tỷ đồng mùa dịch

siet chat tin dung da anh huong tieu cuc cho nhieu nha dau tu

Siết chặt tín dụng đã ảnh hưởng tiêu cực cho nhiều nhà đầu tư

Cụ thể, từ 1/1/2020 - 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; từ 1/10/2020 - 30/9/2020 là 37%; từ 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%. Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Số liệu 8 tháng đầu năm 2019 cho thấy, tín dụng toàn ngành tăng trưởng 6% so với cuối năm 2018 trong khi tín dụng vào bất động sản tăng trưởng 15%.

Có thể thấy, việc tăng trưởng về tín dụng tăng đột biến là do số liệu thống kê bao gồm dư nợ của doanh nghiệp kinh doanh và tín dụng tiêu dùng. Khi tín dụng bất động sản tăng cao nhưng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tăng chậm khoảng 6%, chiếm khoảng 32% tổng dư nợ tín dụng vào bất động sản. 

Như vậy, việc siết chặt tín dụng chỉ nhằm mục đích kiểm soát các khoản vay giá trị lớn từ các chủ doanh nghiệp bất động sản. Tuy không tác động mạnh vào toàn ngành nhưng nó sẽ là một khó khăn nhất định cho nhiều chủ đầu tư khi việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển dự án do lãi suất cho vay và nguồn vốn vay không còn dồi dào. Đồng nghĩa, việc điều chỉnh hệ số rủi ro là cần thiết để hạn chế hoạt đồng đầu cơ, giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay và tránh nguy cơ bong bóng bất động sản. 

Tin tức khác: Nhà ở xã hội cần tiếp tục được “gỡ vướng”

Khung giá đất tăng tác động đến thị trường nhà ở:

Khi việc ban hành khung giá đất mới cho giai đoạn  2020 – 2024 với mức tăng chung 20% so với giai đoạn 2015 – 2019. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, để điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương. 

Chính việc thay đổi khung giá đất tăng sẽ thúc đẩy sự phát triển một số khu vực mang yếu tố tiềm năng và sản phẩm mới mẻ trên thị trường bất động sản. Những cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến nghiệp vụ tài chính của các doanh nghiệp khi tiền sử dụng đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng tăng.

Việc rà soát dự án vẫn chưa được tháo gỡ:

Yếu tố khó khăn tiếp theo được đề cập là những vướng mắc về ra soát dự án. Trong hai năm gần đây thị trường bất động sản nói chung và TP HCM có sự sụt giảm mạnh cả nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở do quá trình rà soát , thanh tra và phê duyệt dự án kéo dài. 

Ngoài ra, một số vấn đề pháp lý bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2017 cũng đã ảnh hưởng phần nào trên thị trường trong năm 2018. Từ đó đã lan tỏa ảnh hưởng sâu và rộng lớn hơn đến nhiều doanh nghiệp trong năm 2019.

 thu tuc phap ly kho khan khien thi truong bds thieu hut nguon cung

Thủ tục pháp lý khó khăn khiến thị trường BĐS thiếu hụt nguồn cung

Theo thống kê Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy, trong năm 2018, số lượng dự án được chấp thuận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư và cấp phép xây dựng dự án đều giảm so với năm 2017. Trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố chỉ có một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư. Nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, do các dự án không thể tiếp tục triển khai và không thể bán hàng.

Xem thêm: Tròn mắt với những mẫu nhà cấp 4 dưới 300 triệu đẹp, hiện đại

Chính các vấn đề liên quan đến chính sách về pháp lý, khung giá đất tăng tại các tỉnh có thể tác động lớn tới các chủ đầu tư đã khiến cho giá đất bất động sản tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận sản phẩm bất động sản đến khách hàng. Đồng nghĩa vấn đề này còn khiến các doanh nghiệp bất động sản mất đi cơ hội kinh doanh qua đó sẽ ảnh hưởng kết quả kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 

Mặc dù vậy, những khó khăn về thủ tục pháp lý cũng tạo ra cơ hội rõ rệt cho các chủ đầu tư đã có sẵn quỹ đất sạch giá rẻ được tích lũy từ trước và có đầy đủ pháp lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi có dự án mở bán trong thời điểm thiếu nguồn cung sẽ nhận được sự quan tâm lớn từ phía khách hàng và đạt tỷ lệ hấp thụ cao. Đặc biệt là những dự án có hướng đi tốt đúng phân khúc sản phẩm, đầy đủ tiện ích kể cả cơ sở hạ tầng giao thông với các khu vực trung tâm. 

Thúy Duyên

* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!

Mua bán nhà đất

Tin liên quan

Hành trình kết nối cùng Tự tả cơ đồ chinh phục thế giới