Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế nước ta đang bị suy giảm do tình hình dịch bệnh một số công xưởng, ngành du lịch…phải tạm dừng hoạt động theo quy định của Nhà nước. Không chỉ những ngành trên mà thị trường bất động sản cũng phải chịu tác động mạnh và đang trong giai đoạn trầm lắng nhưng nếu không được hỗ trợ, thị trường sẽ lâm vào khó khăn kéo theo sự đổ vỡ nhiều lĩnh vực khác.
Nên làm gì để thoát khỏi kịch bản khó khăn?
Trước thềm dịch bệnh ấp đến, hàng loạt doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh. Theo số liệu cập nhật tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp cho thấy, trong quý đầu năm 2020, có tới 18.721 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có một lượng doanh nghiệp không hề nhỏ chuyên thuộc lĩnh vực bất động sản.
Tin tức khác: Đà Nẵng: Thủ tướng duyệt nhiệm vụ quy hoạch danh thắng Ngũ Hành Sơn
Cụ thể như bất động sản du lịch tưởng chớp được cơ hội trong năm 2020 thì nay lượng khách du lịch cả trong nước và ngoài nước đều sụt giảm. Đặc biệt khi các hãng hàng không buộc phải đóng cửa ngừng đón du khách tránh dịch bệnh lây lan. Trong khi đó, không chỉ riêng BĐS du lịch mà thị trường BĐS nhà ở cũng dần đóng băng khi có lệnh ngừng tụ tập nơi đông người, các hoạt động tư vấn, môi giới, mở bán cũng trở nên hạn chế.
Ngoài ra, các sàn giao dịch bất động sản và thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và Bộ Xây dựng cho hay, đến cuối năm 2018 cả nước có khoảng 1.000 sàn giao dịch bất động sản, trong đó TP.HCM có khoảng 300 sàn, nhưng đến cuối năm 2019 do nguồn cung sụt giảm, các sàn bắt đầu “rơi rụng”, hoạt động không hiệu quả nhưng chưa đóng cửa nhiều. Cho đến hiện tại giai đoạn dịch bệnh diễn ra bùng phát thì tình trạng đóng cửa các sàn môi giới bất động sản diễn ra ồ ạt, nhất là ở Đà Nẵng, Nha Trang, gần như 90% đóng cửa.
Như theo đánh giá của ông Nam nguyên là Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “ Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoặc hủy bỏ tổ chức sự kiện quan trọng trong hoạt động kinh doanh như khởi công, mở bán, quảng bá, tiếp thị dự án… Khách hàng cũng không đến các sàn giao dịch bất động sản nữa. Với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Nhưng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (chiếm đa số hiện nay), nguồn vốn phát triển chủ yếu là vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Trên thực tế cho thấy, dịch bệnh đã tạo ra những thách thức rất to lớn trong ngành bất động sản làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp. Gần đây nhiều mặt bằng thương mại cũng đã bị khách thuê hàng trả lại do nhiều cửa hàng đóng cửa vì không có khách hàng. Đối với các căn hộ dịch vụ cho đối tượng là khách cư trú ngắn hạn, khách nước ngoài thuê để ở cũng bị trả lại do không còn khách du lịch, khách đi công tác...
Tin tức khác: Bất động sản TP HCM được kỳ vọng sôi động trở lại nhờ loạt yếu tố
Nhìn nhận được vấn đề, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng có một số kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ nhằm: (1) Bổ sung doanh nghiệp bất động sản thuộc đối tượng xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản được giãn thời hạn nộp các loại thuế GTGT, tiền thuê đất; (2) Bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ trong đó có các doanh nghiệp bất động sản; (3) Đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp các sắc thuế nêu trên cho doanh nghiệp bất động sản lên 1 năm, thay vì 5 tháng.
Thị trường BĐS đang rơi vào thời kỳ trầm lắng và rất cần những nguồn lực từ chính sách để có thể phục hồi nhanh.
Với kiến nghị trên, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đã thể hiện sự mong muốn có một nguồn lực hỗ trợ cho thị trường BĐS tránh tình trạng lâm vào khó khăn như nhiều năm trước, kéo theo sự đổ vỡ nhiều nhà thầu lẫn cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vật liệu xây dựng… Vì hiện tại, nhu cầu rất lớn về nguồn cung đang bị hạn chế và thời kỳ khủng hoảng vừa qua cũng góp phần sàng lọc được thị trường. Việc hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản đã hướng tới môi trường hoạt động chuyên nghiệp, lâu dài hơn. Đặc biệt, chúng ta cũng phải đề phòng trường hợp trong hoàn cảnh “khó khăn chồng chất khó khăn” hiện nay, nếu không được hỗ trợ về cơ chế chính sách thì thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trầm lắng vì giảm sút nguồn cung mới.
Thay đổi tình thế khi giảm thiểu rủi ro chính sách:
Từ quý II/2020 thị trường tiếp tục trầm lắng và chưa thể phục hồi ngay được trước tình hình khó khăn đang diễn ra và nhuwngx ảnh hưởng của dịch bệnh từ đầu năm cho đến thời gian hiện tại.
Theo ông Nghĩa nhận định: “Xét về tổng thể thị trường bất động sản năm 2020, cầu có thể tăng, giá cũng có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng đến cuối năm 2020, thị trường có thể trở lại "bình thường", mức độ phục hồi đều đặn như những năm gần đây”.
Chính nhận định trên, cho rằng thị trường bất động sản vẫn có thể lật ngược tình thế và tăng trưởng khi dịch bệnh kết thúc. Đối với những con số khai tử các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu vấn đề cầm cự trước khó khăn yếu sẽ ra đi lẫn cả những doanh nghiệp chẳng may thành nạn nhân của chuỗi. Đó sẽ là một nghịch lý tuy thị trường được đánh giá tăng trưởng tốt nhưng nền tảng còn yếu sẽ xảy ra tình trạng thanh lọc.
Không chỉ riêng doanh nghiệp mà còn cần hành động từ Chính phủ bằng cách không tạo nên những rủi ro chính sách. Sức chống chịu của nền kinh tế trong giai đoạn này tùy thuộc rất lớn vào mức độ rủi ro của môi trường vĩ mô. Chính phủ phải nỗ lực giảm thiểu rủi ro chính sách để giúp doanh nghiệp đứng vững trong khó khăn.
Ở một góc độ khác được CBRE cho rằng:"Dưới tác động của dịch bệnh, các chủ đầu tư/nhà đầu tư bất động sản cần phải tích cực hơn trong việc thay đổi và thị trường sẽ có thêm những xu hướng phát triển mới tiềm năng trong dài hạn".
Xem thêm: Doanh nghiệp BĐS sẽ đón nguồn sinh khí mới khi biến thách thức thành cơ hội
Trước chia sẻ CBRE cũng góp phần nhận định cho thị trường bất động sản luôn là một kênh cất giữ tài sản an toàn trong trường hợp khó khăn về kinh tế. Bởi vậy nhiều chuyên gia tin rằng phân khúc thị trường bất động sản nhà ở có giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu thực sẽ vẫn tiếp tục giữ vững vị trí của mình trên thị trường.
Bên cạnh đó, các chủ đầu tư bất động sản cũng cần kết hợp với ngân hàng đưa ra nhiều giải pháp tài chính linh hoạt và các gói vay ưu đãi lãi suất hấp dẫn. Nên tạo cơ hội cho việc mọi người có thể đầu tư sinh lời hay đầu tư thực thụ vào thị trường bất động sản vẫn còn nhiều tiềm năng và có rất nhiều cơ hội cũng như hy vọng cho thị trường sau khi dịch bệnh qua đi.
Thúy Duyên
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!