Việc thuê phòng trọ rồi tìm người ở ghép đang ngày càng được sử dụng phổ biến đối với những người thuê trọ nhất là những bạn sinh viên lẻ hiện nay. Đây được xem là một hình thức giúp người thuê trọ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể vào mỗi tháng.
Tuy nhiên, song song đó vẫn tồn tại vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình ở ghép với nhau. Do đó, trước khi quyết định có nên ở ghép hay không hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây về những ưu điểm, nhược điểm của việc ở ghép và kinh nghiệm khi thuê nhà trọ - phòng trọ ở ghép.
Ưu điểm của việc thuê nhà trọ - phòng trọ ở ghép:
1. Tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí vào mỗi tháng:
Như chúng tôi đã đề cập phía trên, tiêu chí hàng đầu để hầu hết những người thuê nhà trọ quyết định chọn ở ghép chính là tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn vào mỗi tháng. Tại sao lại nói khoản chi phí này lớn? Vì không chỉ tiền nhà mà ngay cả tiền điện, nước, internet cũng được tiết kiệm tới mức thấp nhất.
Xem thêm:Những thủ tục hành chính khi thuê nhà trọ - phòng trọ
Thuê nhà trọ - phòng trọ ở ghép giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí
Giả sử khi ở trọ một mình, mỗi tháng bạn phải chi trả 2 triệu đồng tiền nhà bao gồm cả những chi phí điện, nước, internet... thì khi ở ghép nếu chia sẻ chi phí với nhau bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí, chưa tính đến chuyện nếu ở ghép chung thêm một hoặc hai người nữa thì mức chi phí mà bạn tiết kiệm được sẽ lên đến vài trăm hay cả triệu tiền nhà một tháng.
Có thể vài trăm nghìn là số tiền không quá nhiều nhưng đối với học sinh, sinh viên hoặc những người có mức thu nhập thấp thì tiết kiệm được khoản tiền này họ sẽ dùng được vào rất nhiều việc khác.
2. Tìm được người chia sẻ, tâm sự:
Ngoài chi phí thì ở ghép cũng đồng nghĩa với việc bạn chia sẻ một vài điều trong cuộc sống với bạn cùng phòng. Với những bạn sinh viên đặc biệt là những bạn sinh viên nữ việc sống một mình trơ trọi không phải là điều dễ dàng.
Nếu có người cùng chia sẻ những công việc hàng ngày như cơm nước, dọn dẹp, trò chuyện… thì cuộc sống sẽ trở nên vui hơn. Hoặc quan trọng hơn là khi ốm đau bệnh tật thì vẫn có người chăm sóc cho bạn, đây là điều vô cùng đáng quý
Thuê nhà trọ - phòng trọ ở ghép giúp tìm được người chia sẻ tâm sự
3. Làm tăng tinh thần trách nhiệm khi sống tập thể:
Khi sống một mình chắc chắn sẽ có những lúc bạn lười nấu nướng, dọn dẹp…nhưng khi ở ghép bạn phải học cách sống hòa nhập, chia sẻ mọi công việc với người khác.
Do đó, ở ghép giúp bạn sống có trách nhiệm hơn với mình và với cả người khác, tạo cho bạn những thói quen sinh hoạt hàng ngày tốt đẹp hơn như độc lập, nề nếp, đúng giờ…
Nhược điểm của việc thuê nhà trọ - phòng trọ ở ghép:
Dĩ nhiên ngoài ưu điểm thì việc thuê phòng trọ ở ghép vẫn có một số hạn chế nhỏ sau đây:
1. Không có sự riêng tư:
Khi ở ghép bạn phải chấp nhận một vấn đề là mọi cử chỉ, hành động hoặc vấn đề riêng tư của mình sẽ bị phơi bày trước người khác.
Do ở ghép với người khác chung phòng trọ nên bạn phải chấp nhận không có sự riêng tư
Do đó, để có được không gian riêng tư là điều không hề dễ dàng với việc ở ghép vì chấp nhận ở ghép tức là bạn phải chấp nhận chia sẻ một số phần không gian của mình với người khác.
2. Dễ xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn:
Đây là một vấn đề mà chắc chắn bạn sẽ khó có thể tránh khỏi khi ở ghép. Những vấn đề dẫn đến mâu thuẫn đa phần là do tính cách, quan điểm, cách sống khác nhau.
Vì vậy, có thể nói rằng vấn đề này bạn sẽ không thể nào tránh khỏi, quan trọng là bạn và đối phương có biết nhường nhịn nhau không, có như vậy mới có thể sống chung lâu dài, chia sẻ khó khăn với nhau.
Những kinh nghiệm khi thuê nhà trọ - phòng trọ ở ghép:
Việc ở ghép tuy có nhiều ưu điểm nhưng song song đó vẫn mang nhiều nhược điểm. Vì vậy hãy tìm hiểu những kinh nghiệm khi thuê phòng trọ ở ghép dưới đây để có thể hạn chế được những nhược điểm đó:
1. Xem xét phòng thật kỹ trước khi thuê phòng trọ ở ghép:
Thông thường với bước này khi thuê phòng trọ chắc chắn ai cũng sẽ phải thực hiện. Nếu quyết định ở ghép ngoài những vấn đề tình trạng phòng, vệ sinh… thì bạn phải quan tâm đến diện tích của căn phòng.
Hãy cân nhắc xem bạn dự định sẽ ở ghép với bao nhiêu người để lựa chọn phòng có diện tích phù hợp, tránh trường hợp căn phòng quá nhỏ sẽ làm chật hẹp, không thoải mái.
Nếu quyết định ở ghép ngoài những vấn đề tình trạng phòng, vệ sinh… thì bạn phải quan tâm đến diện tích của căn phòng.
2. Chọn đối tượng ở ghép:
Khi tìm kiếm đối tượng ở ghép, bạn phải chắc chắn rằng mình đã biết rõ về những thông tin cơ bản của họ (cụ thể như tên, tuổi, quê quán, nơi học tập hoặc làm việc…).
Nếu bạn là sinh viên hãy ưu tiên tìm đối tượng ở ghép cùng trường với mình và nếu cùng tuổi thì càng tốt, vì nếu đối tượng lớn hơn nhiều tuổi so với bạn sẽ rất khó trong việc trao đổi, dễ dẫn đến bất đồng trong mọi việc.
3. Nên rõ ràng trong vấn đề tiền bạc và hạn chế tối đa xài đồ chung:
Có một điều chắc chắn rằng bạn sẽ không chỉ ở trọ mãi một nơi trong suốt quá trình học tập và sinh sống.
Vì vậy, đến lúc dọn đi bạn sẽ phải đem một số vật dụng của mình theo nhưng nếu những món đồ đó do mua từ tiền chung của bạn cùng phòng thì sẽ rất khó để chia.
Do đó, để tránh khó xử hãy dùng dùng tiền của mình để mua để khi chuyển nơi ở bạn sẽ không gặp phiền phức về những món đồ mua chung.
4. Tạo ra một quy định chung cho tất cả mọi người:
Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng khi ở ghép mà bạn cần thoả thuận ngay từ ban đầu với đối phương. Để tránh việc tranh cãi, mâu thuẫn hãy lập ra những nội quy và cùng thống nhất.
Ngoài vấn đề giờ giấc sinh hoạt, hãy quy định rõ ngày quét dọn nhà cửa, dọn vệ sinh, đổ rác, đi chợ, nấu ăn… tất cả những vấn đề này đều nên rõ ràng và sắp xếp sao cho phù hợp với giờ giấc của mỗi người
Hoặc nếu có thể hãy lựa chọn một ngày để cùng tổng vệ sinh phòng, để căn phòng luôn sạch sẽ và thông thoáng.
Hạn chế ở ghép với quá nhiều người:
Việc ở ghép nhiều người sẽ giúp bạn giảm bớt khá nhiều chi phí nhưng bạn nên biết rằng càng nhiều nhiều thì sẽ càng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Vì vậy, một lời khuyên nhỏ dành cho bạn là chỉ nên ở ghép từ hai đến ba người, vừa đảm bảo được tiện nghi, vừa thoải mái trong sinh hoạt bạn nhé.
Lập một quỹ tiền chung:
Trong quá trình ở ghép, bạn nên lập ra một quỹ tiền chung và đưa cho một người đáng tin cậy nhất để để giữ.
Quỹ tiền này sẽ chi trả vào những thứ như mua nước rửa chén, bột giặt… Hoặc chi cho những khoảng phát sinh đột xuất như sửa chữa một số vật dụng bị hư như bóng đèn…
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!