Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vĩ. Đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đẹp như cõi mộng.
Chùa Tam Chúc - nơi tổ chức các sự kiện Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc, khi Việt Nam lần thứ 3 đăng cai hồi tháng 5 vừa qua - thuộc quần thể Khu du lịch Tam Chúc thuộc Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Tin du lịch: Tháo dỡ công trình sai phép tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham
Khu du lịch Tam Chúc đã được công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013, là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, đồng thời có sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi cùng vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vĩ. Đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đẹp như cõi mộng.
Quang cảnh nghi thức lễ Tắm Phật tại điện Tam Thế, chùa Tam Chúc.
Áp dụng kinh nghiệm thành công Đại lễ Vesak 2019 cho các sự kiện lớn:
Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt.
Tam Chúc còn được đánh giá là vùng đất địa linh bởi ở thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Bởi thế, Tam Chúc được ví như "Vịnh Hạ Long” trên cạn.
Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa.
Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.
Tin tức khác: Kinh nghiệm du lịch: Rừng tràm Trà Sư – Nơi vẻ đẹp hội tụ vào mùa nước nổi
Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m.
Chùa Tam Chúc mới có tổng diện tích gần 5.000ha, bao gồm hồ nước 1.000ha, núi đá rừng tự nhiên 3.000ha, các thung lũng 1.000ha.
Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).
Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỷ mỉ bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Chùa Tam Chúc cũng thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Trung tâm hội nghị quốc tế phục vụ Đại lễ Vesak 2019 về đêm.
Trên trục thần đạo chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế.
Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn. Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo có thiết kế công phu.
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.
Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Tiếp theo là Điện Quan Âm với pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn. Phòng họp quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công.
Tin tức khác: Kinh nghiệm du lịch: Yên Bái – Khám phá nền văn minh sông Hồng rực rỡ
Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Và khi hoàn thiện quần thể chùa Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ “Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Thượng tọa Thích Minh Quang - Phó ban kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho biết, đối với nhà Phật, cây bồ đề tượng trưng cho sự giác ngộ tâm Phật, tâm thiện của mình. Chính vì thế đối với các nước Phật giáo Nam truyền hay phật giáo nguyên thủy, cây bồ đề được coi trọng như Đức Phật.
Hiện trên thế giới, Việt Nam là nước thứ 2 sau Nepal được tặng cây quý này.
(Nguồn Vietnam+)
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!