Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều thảm thực vật đa dạng phân bố ở khắp nơi. Dưới đây là 5 khu rừng nguyên sinh mà khách du lịch nhất định phải ghé thăm quan.
Tin tức khác: Top 10 quốc gia phát triển du lịch nhanh nhất thế giới gọi tên Việt Nam
Nam Cát Tiên (Đồng Nai- Bình Phước – Lâm Đồng):
Là một vườn quốc gia nằm trong diện bảo tồn của 3 tỉnh là Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, rừng Nam Cát Tiên từ lâu đã nổi tiếng với nhiều thảm thực, động vật phong phú và đa dạng. Nơi đây là nơi trú ngụ của khoảng 40 loài nằm trong sách Đỏ của thế giới và nhiều loại cây vô cùng quý hiếm.
Chèo thuyền trong khu Bàu Sấu.
Khi đến với Nam Cát Tiên, bạn không chỉ chiêm ngưỡng hết khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của nơi đây mà còn được khám phá khu Bàu Sấu – một vùng đất ngập mặn rộng lớn thứ 2 ở Việt Nam, nơi đây cũng là nhà cả hàng nghìn con cá sấu nước mặn.
Cúc Phương (Ninh Bình):
Rừng quốc gia Cúc Phương thuộc sự bảo tồn của tỉnh Ninh Bình, nơi đây cách Hà Nội hơn 120 km, đây là vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Đến với rừng Cúc Phương, bạn sẽ phải “mắt chữ O miệng chữ A” khi nhìn thấy tận mắt những cây cổ thụ to lớn với hàng trăm năm tuổi thọ. Điều đặc biệt, ở khu rừng quốc gia Cúc Phương này còn có nhiều loài động vật và thực vật cần được bảo tồn và có tên trong sách Đỏ của Việt Nam cũng như thế giới.
Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan ở rừng Cúc Phương là vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), lúc này thời tiết ở trong rừng mát mẻ thích hợp cho việc dã ngoại, băng rừng.
Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu):
Rừng nguyên sinh Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là một khu bảo tồn rộng lớn 6.043 ha nằm trên 14 hòn đảo của quần đảo Côn Sơn, khu rừng được bao bọc bởi đường hành lang biển rộng 4 km. Quần đảo này bao gồm 3 hệ sinh thái: rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, rừng đồi cát khô, rừng đước và rừng sau đước.
Nơi đây có khoảng 361 loài cây thuộc về 22 lớp, 71 họ, 191 giống đại diện cho vùng khu hậu ở Việt Nam. Trong đó có 26 loại cây được lấy gỗ trong đó có nhiều cây gỗ quý và cò có 76 loại cây làm thuốc. Khu rừng là nơi sinh sống của 100 loài chim và thú lưỡng cư, động vật có vú. Động vật quý hiếm như sac da đỏ, sac bay, khỉ vàng, đại bàng biển, trăn…
Đặ biêt vùng nước nông ven đảo cũng là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm như rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)… Sự đa dạng sinh học của rừng và biển ở Côn Đảo có ý nghĩa rất quan trọng về việc bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.
Yok Đôn (Đắk Lắk – Đắk Nông):
Rừng quốc gia Yok Đôn có diện tích lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích lên đến 115.545 ha, khu rừng thuộc sự bảo tồn của hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Nơi đây cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp. Không chỉ có thảm thực vật Yok Đôn còn là ngà của 67 loài thú, 196 loài chim, khoảng 100 loài côn trùng.
Tin tức khác: 6 vùng biển đẹp nhất Việt Nam
Rừng U Minh (Kiên Giang – Cà Mau):
Rừng U Minh được chia ra làm 2 phần là U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) do con sông Trèm chia cắt. Cả hai đều được xem là khu sinh quyển, lá phổi xanh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Rừng U Minh là nơi tập trung của 252 loài thực vật, 24 loài thú, 185 loài chim, và nhiều loài khác có tên trong sách Đỏ.
Khu du khách đến với rừng U Minh, bạn sẽ được chèo xuồng ba lá len lỏi trong rừng đi qua những kênh rạch dài hút tầm mắt, chiêm ngưỡng những cánh rừng tràm rộng lớn. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể trải nghiệm cuộc sống bình dị và thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của người dân Tây Nam Bộ.
Phúc Hậu
* Tất cả bài viết đều thuộc về tuongtaccongdong.com, những sao chép hoăc sử dụng lại yêu cầu ghi trích dẫn nguồn về tuongtaccongdong.com. Xin cảm ơn!